Trong phim ảnh, việc phối màu sắc cho phù hợp với thị hiếu cũng như gây ấn tương cho người xem là một trong những đòi hỏi quan trọng trong việc phối màu. Điều này rất cần thiết đối với một designer trong lĩnh vực edit các ấn phẩm điện ảnh. Hãy cùng thietkedohoapro.vn tham khảo những nguyên tắc phối màu trong phim ảnh hiện nay, cùng xem những trend mới trong phối màu cùng với những thông tin mà chúng tôi tổng hợp ngay sau đây nhé!

Cách phối hợp các màu sắc với nhau cũng sẽ tạo ra nhiều cảm xúc khác nhau. Có nhiều cách để phối màu, nhưng hầu hết đều dựa trên lý thuyết kết hợp màu sắc sử dụng bảng màu RYB ( màu trừ/ subtractive color).

Trong bảng màu RYB, các màu cơ bản là Đỏ (Red), Vàng (Yellow) và Xanh dương (Blue). Ba màu thứ cấp là Xanh lá (Green), Cam (Orange) và Tím (Purple). Các màu thứ cấp được tạo ra bằng cách trộn ba màu cơ bản, và các màu còn lại được tạo ra bằng cách trộn 6 màu này với nhau. Màu nóng nằm ở bên phải, màu lạnh ở bên trái. Các màu nóng mang lại cảm giác sáng sủa và kích thích, trong khi các màu lạnh mang lại cảm giác trầm và nhẹ nhàng hơn

Những nguyên tắc phối màu trong phim hoài cổ

phoi-mau-trong-phim-thanh-xuan

Màu đỏ và xanh tràn ngập trong Happy Together là biểu tượng tình yêu cháy bỏng giữa hai nhân vật chính. Màu vàng từ ánh sáng ngoài trời tạo nên cảm giác cô đơn buồn bã đầy ám ảnh. Tương phản với nó, sắc đỏ diễn tả đúng sự ồn ào, cuồng nhiệt giữa hai người yêu nhau.

nhung-nguyen-tac-phoi-mau-trong-phim-hoai-co

Phối màu trong phim thanh xuân

Chủ đề về thanh xuân, những mối tình đầu ngây thơ với khung cảnh học đường hẳn không còn xa lạ với những mọt phim Hàn Quốc. Một lần nữa đi theo cách phối màu đã quá quen thuộc trong thế giới phim thanh xuân, tuy nhiên Our Beloved Summer không hề khiến người xem cảm thấy chán ngán mà ngược lại, bộ phim Mùa hè yêu dấu của chúng ta (Our Beloved Summer) vẫn mang đến màu sắc và sức hút riêng biệt.

phoi-mau-trong-phim-thanh-xuan-1

Phối màu trong phim kinh dị, tội phạm

Có thể thấy trong phân đoạn này, màu xanh u ám bao trùm cả khung hình. Bật lên đó là màu đỏ của chiếc váy. Màu xanh tạo sự nguy hiểm, lạnh lẽo, trong khi đó sử dụng thêm sắc đỏ ở chính giữa cảnh phim, dựng lên một vẻ ghê rợn, nó cũng dự cảm cho điều không lành sắp xảy đến với nhân vật.

phoi-mau-trong-phim-kinh-di-toi-pham

Phối màu trong phim khoa học viễn tưởng

Tiếp tục, màu xanh lại trở thành màu chủ đạo. Nhưng chỉ cần tăng cường độ của màu và các chiều kích ánh sáng khác, màu xanh lập tức trở thành tông màu chủ đạo trong các bộ phim huyền bí viễn tưởng, vì nó cũng chính là biểu tượng của vũ trụ bao la mà con người chưa thể khám phá hết. Bên cạnh màu xanh, sắc tím cũng có thể biểu thị sắc thái mơ hồ và kì quái.

phoi-mau-trong-phim-khoa-hoc-vien-tuong

Phối màu trong phim hài

Sound of your heart là một ví dụ điển hình cho việc sử dụng cách phối màu tươi sáng trong trang phục để làm nổi lên tính cách của từng nhân vật. Ví dụ: màu vàng – áo của diễn viên Lee Kwang Soo thể hiện sự trẻ trung, hài hước,..

Màu sắc là một yếu tố quan trọng trong việc tạo nên sắc thái của phim ảnh và gây dựng cảm xúc cho khán giả. Màu sắc có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý và cả thể chất của con người, theo cách mà chúng ta thường không nhận ra, khiến chúng trở thành một công cụ tuyệt vời để dẫn dắt câu chuyện, gây mạch cảm xúc và tạo nên sự hài hòa trong khung cảnh.

Các nhà quay phim lớn trên thế giới đều sử dụng và phân bố màu sắc với nhiều dụng ý chứ không hề ngẫu nhiên. Một màu đỏ đậm có thể tạo ra sự kích động, trong khi một màu xanh có thể tạo ra cảm giác êm dịu. Màu sắc có thể gợi lên các khái niệm về không gian, thời gian hoặc trở thành biểu tượng của một sự vật, sự việc trong một bộ phim. Lấy ví dụ trong “Matrix Trilogy”, ánh sáng với hai màu sắc khác nhau minh họa sự khác biệt giữa hai thế giới: màu xanh lá cây cho Matrix (thế giới tạo ra máy tính) và màu xanh dương cho thế giới thực.

phoi-mau-trong-phim-hai

Kết luận

Đối với phim ảnh, màu sắc chính là một trong những điều quan trọng nhất trong quá trình đi đến thành công. Bạn có thể xem một bộ phim không có thoại, nhưng không ai lại đi xem một bộ phim không có hình cả. Do vậy, hình ảnh và màu sắc được cho là yếu tố không thể làm “hời hợt” đối với loại hình nghệ thuật này.

Tất nhiên là không phải cứ thả tất cả các màu sắc mà chúng ta thích vào một khung ảnh là sẽ ra một tác phẩm điện ảnh. Màu sắc trong mỗi thước phim cũng cần phải được cân đo đong đếm để tạo ra một tổng thể hài hoà, thống nhất. Một số màu sắc được sắp xếp để làm tăng lên sắc thái cũng như cảm xúc mà chủ thể biểu thị. Ví dụ màu xanh lam thường biểu hiện cho sự thuần khiết, trong trẻo, tính trung thực và lòng trung thành. Màu vàng biểu hiện cho cảm giác nguy hiểm, sự phán xét. Hay màu đỏ biểu hiện cho sự quyền lực, giận dữ,… Tuy nhiên không không phải lúc nào cũng như vậy.

Ở trường hợp bối cảnh khác nhau hay thể loại phim khác nhau thì thì mỗi màu sắc lại mang những hiệu ứng khác nhau. Không chỉ vậy, màu sắc còn gợi lên nhiều. Mong rằng những kiến thức mà thietkedohoapro.vn chia sẻ sẽ giúp bạn có những kiến thức thú vị khi cần.

Thông tin liên hệ
Hoàng An
Địa chỉ: 24 Vũ ngọc phan Phường 13, Q. Bình Thạnh / 9 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Nghé, Q.1 TP.HCM
SĐT: 092 568 9745 (zalo) – 0352 909 866 (Call)
Gmail: nguyenhoangan.humg@gmail.com
Website: https://thietkedohoapro.vn
STK:104870196930 – Nguyễn Hoàng An – Ngân hàng vietinbank chi nhánh 4 Quận 4 TP.HCM ()