1. Branding – xây dựng thương hiệu là gì?

Branding (xây dựng thương hiệu) là quá trình tạo dựng nhận thức tích cực và mạnh mẽ về công ty, sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng bằng cách xác định, tạo ra và quản lý các tài sản của thương hiệu. 

Một thương hiệu được phát triển tốt sẽ kích hoạt các tín hiệu cảm xúc trong lòng khách hàng, khiến họ yêu thích thương hiệu của bạn hơn so với những thương hiệu khác. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ số phát triển vượt bậc như hiện nay thì việc xây dựng thương hiệu không chỉ dừng lại qua các phương tiện offline mà cần ưu tiên xây dựng và phát triển thương hiệu trên cả nền tảng số (Digital Branding).

2. Branding giúp ích gì cho thành công của doanh nghiệp?

Giải pháp xây dựng thương hiệu tốt có thể giúp thay đổi cách mọi người nhìn nhận về thương hiệu của doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy hoạt động kinh doanh mới và tăng giá trị thương hiệu (Brand Value). 

Dưới đây, GOBRANDING sẽ chia sẻ đến bạn 5 lợi ích quan trọng nhất của việc Branding (xây dựng thương hiệu).

Xây dựng thương hiệu

2.1. Xây dựng nhận biết thương hiệu

Nhận biết về thương hiệu tạo ra sự kết nối về lý trí và cảm xúc giữa khách hàng với thương hiệu, tạo dựng sự tin yêu và lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu. Hiện nay khi các phương tiện truyền thông trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến và mỗi ngày người tiêu dùng tiếp cận với vô vàn thông tin ở đó thì việc xây dựng nhận biết thương hiệu lại càng trở nên khó khăn hơn. 

Do vậy, việc có một chiến lược xây dựng thương hiệu đúng đắn sẽ giúp tăng tốc độ để đạt được nhận thức về thương hiệu trong mắt người tiêu dùng. Chẳng hạn, một thương hiệu sở hữu logo đặc trưng, thông điệp ấn tượng sẽ giúp cho người tiêu dùng nhận biết và ghi nhớ thương hiệu tốt hơn. Nhận biết thương hiệu chính là một thành quả tốt đẹp mà việc xây dựng thương hiệu thành công tạo ra. 

2.2. Tạo nên sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh

Nếu bạn có một thương hiệu được xây dựng theo cách khác biệt, độc đáo, tạo ấn tượng mạnh mẽ với người dùng thì sẽ giúp giữ chân được khách hàng. Đây chính là một lợi thế lớn của bạn so với các đối thủ cạnh tranh. 

Chẳng hạn như nếu bạn đang kinh doanh mặt hàng về tiêu dùng như sữa rửa mặt, sữa tắm, kem đánh răng,… thì sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của hàng ngàn thương hiệu khác nhau trên thị trường. Do vậy, điều quan trọng nhất đối với doanh nghiệp là phải tìm ra thị trường ngách của họ và tạo ra sự gắn kết với khách hàng thông qua các chiến lược xây dựng thương hiệu độc đáo.

3. Những yếu tố giúp xây dựng thương hiệu thành công

Một thương hiệu vững mạnh là nền tảng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và sự phát triển bền vững trong tương lai. Thương hiệu thành công cần được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố. 

3.1. Hình ảnh và thông điệp phải có tính nhất quán

Khi thông điệp và hình ảnh của doanh nghiệp được truyền tải nhất quán sẽ giúp khách hàng hiểu rõ những gì họ có thể mong đợi ở bạn. Bạn cần thể hiện hình ảnh và thông điệp nhất quán cho khách hàng trong mỗi kênh tiếp thị của mình cho dù đó là website, mạng xã hội, email, quảng cáo, bảng hiệu hay thậm chí là việc trải nghiệm tại chính cửa hàng của công ty bạn.

Theo một cuộc khảo sát của Zendesk, có 87% người tiêu dùng cho biết việc xây dựng thương hiệu nhất quán trên tất cả các nền tảng trực tuyến và truyền thống là rất quan trọng. Điều này có nghĩa là khách hàng rất mong đợi sự nhất quán trong thông điệp của bạn từ email, website, dịch vụ khách hàng và mọi điểm tiếp xúc khác của doanh nghiệp. 

3.2. Xây dựng thương hiệu dựa trên thói quen và cảm xúc khách hàng

Thói quen và cảm xúc là những yếu tố khó nắm bắt, cần được doanh nghiệp nỗ lực tìm hiểu. Điều cần thiết nhất bạn nên làm đó là phân khúc rõ ràng, xác định mục tiêu đến những khách hàng có chung giá trị, hành vi và đặc điểm tính cách mà bạn đã nghiên cứu trước đó. Thông thường, người dùng sẽ thích sử dụng những sản phẩm có thể hỗ trợ cho những thói quen hằng ngày của họ, hoặc những sản phẩm có khả năng tác động đến cảm xúc, chạm đến trái tim của người dùng.

3.3. Áp dụng công nghệ số vào việc xây dựng thương hiệu

Tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) là các hoạt động quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp với mục đích có thể tác động đến nhận thức khách hàng, thúc đẩy hành vi mua hàng của họ. Nói dễ hiểu hơn, áp dụng Digital Marketing vào việc xây dựng các hoạt động tiếp thị trên phương tiện kỹ thuật số sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu hơn, xây dựng sự kết nối với họ, qua đó tạo sự trung thành nơi khách hàng làm tăng khả năng chuyển đổi.

Internet có tốc độ lan truyền thông tin rất nhanh vì thế những thông điệp mà doanh nghiệp truyền đi cũng sẽ tiếp cận đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn.

Có một chiến lược Digital Branding đúng đắn trên môi trường Internet sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở đo lường hiệu quả thương hiệu, từ đó phát triển doanh nghiệp một cách bền vững.

3.4. Các yếu tố quan trọng trong branding
Yếu tố quan trọng đầu tiên trong branding chính là “mission và vision” của thương hiệu. Hãy coi nhiệm vụ của thương hiệu chính là “bộ não”, còn tầm nhìn của thương hiệu là “trái tim”. Bộ não sẽ giúp bạn quản lý, xác định mục đích của doanh nghiệp. Còn trái tim sẽ giúp thương hiệu truyền cảm hứng và tạo động lực cho những mục tiêu xa trong tương lại.
Tiếp theo là một quyển cẩm nang thương hiệu – tài liệu quan trọng để thể hiện mục tiêu kinh doanh, sự khác biệt với đối thủ, lợi ích và giá trị đem lại cho khách hàng, và các ý tưởng thực hiện cho các chiến dịch marketing trong tương lai.
Hãy nhớ rằng quyển cẩm nang thương hiệu hoàn toàn có thể được cập nhất trong tương lai khi doanh nghiệp phát triển hoặc thay đổi hướng đi. Một ví dụ của Firefox:

Sản phẩm nào cũng có một vòng đời giới hạn, nhưng thương hiệu – nếu được quản trị đủ tốt – có thể tồn tại mãi mãi. Và một khi bạn đã xác định được rõ ràng thương hiệu của mình là gì? Doanh nghiệp sẽ có thể lựa chọn một hướng đi đúng đắn hơn.

Để có thể quảng bá sản phẩm của mình tại thị trường mục tiêu, không ai có thê phủ nhận tầm quan trọng của việc nghiên cứu và phân tích thị trường trước chi quyết định ngân sách marketing. Chiến lược của doanh nghiệp nên tập trung vào hình thức marketing truyền thống như radio và billboard, hay khách hàng tiếm năng của bạn lại nằm trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram và Youtube?

Marketing có thể được mix lại trong nhiều các trường hợp, nhưng cũng nên cân nhắc về khả năng thực thi và nguồn lực nội tại của doanh nghiệp trước khi chọn lựa các kênh truyền thông.

()